4 cách mà điện thoại thông minh sẽ cứu bạn lúc khẩn cấp
Số điện thoại khẩn cấp 112, mở khóa xe điện tử, xác định nơi sản xuất điện thoại của bạn, tìm lại điện thoại bị mất cắp... là những thủ thuật mà Smartphone sẽ cứu bạn lúc khẩn cấp.
Toàn nhân loại hiện có trên 4 tỷ người dùng Điện Thoại Di Động cầm tay thuộc đủ các loại của nhiều nhà sản xuất khác nhau. Thế nhưng không chắc có mấy ai biết được 4 chức năng tối quan trọng của Điện Thoại Di Động mà có khi giúp bạn thoát hiểm, thoát nạn. Sau đây là "4 cách mà của điện thoại Di Động cầm tay sẽ cứu người dùng lúc nguy cấp":
1. Trường hợp cần cấp cứu khi bạn ở bất cứ nơi nào trên trái đất:
Số điện thoại cấp cứu trên toàn thế giới là 112.
Nếu chẳng may bạn đi lạc vào rừng, trượt chân trên núi tuyết, bị lạnh cóng ở Bắc Cực hay nơi nào đó mà nếu không có ai cứu thì bạn sẽ chết. Hãy bấm số 112 trên điện thoại di động của bạn, và là chức năng có trên tất cả các điện thoại tử phổ thông đến Smartphone.
Khi bạn bấm số 112, điện thoại di động (Cell Phone) của bạn sẽ tự động tìm bất cứ mạng khẩn cấp nào hoặc những số ĐT cấp cứu nào gần nhất và tự động nối mạng cho bạn với đường dây đó. Và điều thú vị là con số cấp cứu 112 này có thể thao tác ngay cả khi bàn phím đang bị khóa mà bạn không biết mật mã để mở ra. Bạn hãy thử nhưng ngay khi máy thông thì phải ngắt cuộc gọi đó đi kẻo lực lượng cấp cứu sẽ tìm đến bạn ngay sau đó !
2. Khi bạn bị mất chìa khóa hoặc quên chìa khóa trong xe.
Trường hợp xe hơi của bạn có chìa khóa điện tử tức là loại chìa khóa bấm để mở cửa hay khóa cửa xe mà bạn sơ ý bỏ quên chìa khóa trong xe rồi xe tự động khóa cửa lại hoặc bạn làm mất chìa khóa xe. Bạn chớ vội lo.
Nếu bạn có một chìa khóa điện tử phụ đang cất ở nhà thì bạn nên dùng điện thoại di động của bạn gọi về nhà cho thân nhân của bạn để nhờ người nhà giúp bạn mở cửa xe theo các bước như sau:
Bước 1: Bạn để điện thoại di động của bạn gần sát cửa xe của bạn.
Bước 2: Bảo người nhà lấy chìa khóa điện tử của xe để sát vào điện thoại di động của họ và bấm nút mở xe.
Bước 3: Khi người nhà bấm nút mở cửa xe thì xe bạn đang ở một thành phố nào đó sẽ được mở cửa.
Nếu chìa khóa xe bạn để quên trong xe thì bạn tiếp tục lái xe. Nhưng nếu rủi ro xảy ra, bạn đã bị mất chìa khóa thì sau khi mở được cửa xe, bạn có thể rút dây điện nối ở cái start cho nổ máy xe và chạy tạm đến chỗ thợ làm chìa khóa để làm chìa khóa phụ!
3. Trường hơp cần gọi điện thoại gấp mà điện thoại di động của bạn sắp hết Pin !
Máy điện thoại di động của bạn có một lằn vạch chỉ tình trạng Pin (Battery) của máy từ vạch đỏ số 0% đến đầy Pin là 100%. Khi bạn đang cần gọi điện thoại cho vợ, chồng hay người yêu, công việc gấp mà thấy vạch Pin nằm ở ngưỡng vạch đỏ 0% thì đừng lo nữa nhé. Bạn làm theo hướng dẫn đây:
Không có nhiều người biết rằng khi nhấn dãy phím *3370# bạn sẽ thấy Pin của bạn lại đầy 50% lằn vạch báo dung lượng Pin, điều này có thể giúp bạn có thể tiếp tục các cuộc gọi ít ra trong vài tiếng đồng hồ nữa. Số Pin này là phần năng lượng dự trữ trong máy điện thoại gọi là "Third Hidden Battery Power" để điều hành bộ phận báo hết Pin của máy và lưu trữ các dữ liệu như ngày giờ, danh sách phone book... và khi bạn dùng hết thì điện thoại của bạn sẽ trở nên "chết lâm sàng" cho đến khi bạn sạc (charge) lại Pin. Khi đó thì số Pin dự trữ này sẽ được sạc đầy lại trước khi sạc đầy vào lượng Pin thông thường cho điện thoại.
4. Truy tìm máy điện thoại di động của bạn bị mất cắp, hoặc biết về xuất xứ nơi sản xuất máy điện thoại của bạn.
"Điện thoại bị mất cắp"
Điều này các bạn cần làm ngay khi có điện thoại: Bấm các phím *#06# thì lập tức màn hình điện thoại của bạn sẽ hiện lên một hàng số gồm 15 con số nối tiếp nhau. Đây là số Serial Number tức căn cước ID của máy điện thoại di động của bạn. Bạn phải ghi số nầy vào cuốn sổ hay một miếng giấy bỏ riêng trong bóp ví của bạn.
Trong trường hợp bạn bị mất máy điện thoại, hãy gọi cho công ty đang cung cấp dịch vụ nối mạng cho bạn biết về hàng số gồm 15 con số Serie này thì công ty đó sẽ khóa ngay điện thoại của bạn và kẻ nào lấy chiếc điện thoại đó cũng không thể sử dụng được. Nếu khi bạn tìm lại được thì gọi cho công ty cung cấp dịch vụ điện thoại cho bạn mở ra để bạn tiếp tục sử dụng.
Nếu bạn bị mất điện thoại di động và nghi có kẻ đang sử dụng máy của bạn, bạn chỉ cần mang số Serial Number gồm 15 con số này đến báo cho cảnh sát. An Ninh Viễn Thông sẽ dùng vệ tinh theo dõi số Serial Number để biết máy của bạn đang ở địa chỉ nào và cảnh sát sẽ đến đó lập biên bản tịch thu máy và người sử dụng máy của bạn sẽ bị mời về trụ sở cảnh sát để kê khai về nguồn gốc của máy. Nhiều trường hợp người đang sử dụng đã mua của một kẻ khác nên cảnh sát đã phanh phui được cả một đường dây tội phạm trộm cắp điện thoại.
Nếu bạn đi ra Chợ Trời để mua lại các máy điện thoại di động đã sử dụng qua, giá rẻ thì hãy nhờ bấm phím *#06# để lấy ra hàng 15 con số, yêu cầu người bán ký tên nhận có bán cho bạn cái máy điện thoại với hàng số đó để nhỡ có ai đi truy tìm thì bạn không bị nhầm oan nhé.
"Biết nguồn gốc sản xuất máy điện thoại di động của bạn thuộc quốc gia nào":
Bạn đếm từ trái qua phải trên dãy số gồm 15 con số của Serial Number kia. Tại con số thứ 7 và thứ 8, bạn sẽ biết quốc tịch nơi sản xuất ra chiếc máy điện thoại của bạn đang xài như sau:
- Nếu số hàng 7 và 8 là số 02 hoặc 20 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Trung Quốc, điều này có nghĩa là chất lượng của nó khá là tệ!
- Nếu hai số đó là số 08 hoặc 80 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Đức (Germany) nên chất lượng bảo đảm rất tốt.
- Nếu hai số này là 01 hoặc 10 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Phần-Lan (Finland) theo tiêu chuẩn Âu Châu nên rất tốt.
- Nếu hai số kia là 13 thì đáng buồn cho bạn vì máy bạn được sản xuất tại nước Azerbaijan với phẩm chất rất tệ ngang vói hàng mã! Nhiều người mua nhầm máy điện thoại có số 13 của Azerbaijan hay số 02 hoặc 20 của Trung Quốc nên khi sử dụng đã bị cháy khi sạc Pin. Nên bấm số Serial Number của máy để biết xuất xứ sản xuất của máy ĐT trước khi mua nhé bạn!
- Nếu hai số ở hàng thứ 7 và thứ 8 là hai số 00 tiếp nhau thì chắc chắn máy ĐT Di Động của bạn được sản xuất ngay chính quốc giả phát minh ra nó. Ví dụ iPhone có số 00 là do Apple của Mỹ sản xuất; hoặc Galaxy có hai số 00 là do chính hãng Samsung của Hàn quốc sản xuất.
Cách sạc pin cho điện thoại mới giúp tăng tuổi thọ pin
Vấn đề về thời lượng và tuổi thọ của pin Smartphone luôn là vấn đề được người dùng đặc biệt quan tâm. Khi mua máy mới cần phải sạc pin như thế nào để tăng tuổi thọ pin và đạt được hiệu năng tối ưu? Làm thế nào để pin hoạt động tốt? và trong quá trình sử dụng cần làm gì để tăng tuổi thọ của pin? Tất cả những vần đề bạn đọc quan tâm về tuổi thọ và cách làm thể nào để pin điện thoại của bạn hoạt động tốt nhất sẽ được đề cập trong bài viết này.
Có nhiều điều khuôn sáo và có phần dập khuôn về vấn đề pin điện thoại của chúng ta. Trong những năm trở lại đây, thời gian hoạt động pin của điện thoại đã được cải thiện rất nhiều. Hầu hết pin bây giờ được sản xuất trên công nghệ lithium cho phép bạn sạc đi sạc lại nhiều lần. Các pin được sản xuất bởi Apple và Samsung như iphone 5s và Galaxy S5 cho thời gian sử dụng lên đến 3 tới 5 năm nếu được sạc đúng cách.
Quy trình sạc chuẩn lúc bạn mua mới điện thoại.
Đây là cách sạc đúng cách lúc bạn mới mua điện thoại về và trong những lần sạc đầu tiên bạn cần làm theo hướng dẫn bên dưới. Pin mới sẽ chỉ đạt hiệu suất cao nhất sau 3 lần sạc và sử dụng đầu tiên. Vò thế nên khi bạn mua mới, nhất thiết bạn nên sạc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để pin đạt hiệu suất cao nhất và đạt tuổi thọ lâu nhất.
Lần sạc đầu tiên: Bạn cần sạc và giữ nguyên trạng thái sạc pin từ 8 đến 10 giờ và có thẻ sạc luôn khi mua máy mà không cần pin điện thoại của bạn cạn. Cách tốt nhất là bạn nên sạc vào buổi tối, cắm sạch liên tục trong vòng 8 đến 10 giờ và sau đó có thể tháo sạc để sử dụng.
Lần sạc thứ hai: Bạn chỉ được phép tiến hành khi chắc chắn rằng điện thoại của bạn đã cạn pin khi sau lần sạc đầu tiên, và thời gian sạc pin cũng như lần 1, vào khoảng 8 đến 10 giờ.
Lần sạc thứ ba: bạn chỉ tiến hành khi điện thoại của bạn đã cạn pin sau lần sạc thứ 2 và cũng tiếp tục sạc trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 giờ.
Từ những lần sạc tiếp theo, bạn không nên sạc như 3 lần sạc đầu tiên,cách tốt nhất là bạn nên sạc pin lúc máy báo còn khoảng 20% hoặc 1 vạch pin. Bạn cũng không nên để chế độ tiết kiệm pin khi không cần thiết.
Cách thực hiện 3 bước khi mua điện thoại là quy trình chuẩn để giúp cho pin điện thoại của bạn có được tuổi thọ cao nhất và cũng là tiền đề đẻ điện thoại của bạn vận hành một cách bền bỉ và đạt hiệu năng tốt nhất có thể. Tiếp theo để điện thoại của bạn hoạt động tốt nhất và pin của máy luôn đẳm bảo chức năng cung cấp năng lượng bền bỉ cho máy thì bạn nên làm theo hướng dẫn bên dưới.
Những bí quyết giúp tăng tuổi thọ pin điện thoại của bạn
Trong quá trình sạc điện thoại bạn nên chú ý tránh tình trạng vừa nạp pin vừa phát điện, tức là vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại. Trong trường hợp bạn vì điều kiện công việc không thể tắt máy, bạn hãy làm điều trên ít nhất 3 lân đầu khi sạc pin mới. Từ lần thứ 4 trở đi khi sạc bạn tránh việc sạc pin qua đêm và không để pin quá kiệt rồi mới sạc cũng như pin còn nhiều điện. Sau khoảng 30 lân sạc bình thường thì bạn nên để pin cạn kiệt một lần rồi sau đó hãy sạc lại. Nếu bạn làm như vậy thì pin sẽ được làm tươi và kéo dài tuổi thọ.
Tiếp theo bạn nên tắt những chức năng không cần thiết khi không sử dụng mà rất hao pin như Bluetooth. Ngoài ra bạn nên tắt chế độ ScreenSaver là những hình ảnh động và chữ chạy, và nếu máy bạn có chức năng Standby thì hãy sử dụng để giảm bớt việc tiêu hao năng lượng(khi thuê bao ở chế độ chờ). Bên cạnh đó độ sáng màn hình bạn cũng nên để ở mức trung bình và nên để chế độ tắt màn hình sau khoảng 10 đến 15 giây không sử dụng máy. Tắt các ứng dụng chạy ngầm trên máy như trò chơi, ứng dụng và Wifi . . .Để chuông nhỏ và rung nhẹ khi không cần thiết, thêm nữa bạn nên để chế độ kích hoạt wifi bằng tay, kiểm tra máy và mạng thường xuyên, mạng yếu sẽ phát năng lượng mạnh hơn để dò lại sóng.
Trong quá trình sử dụng, gặp phải trường hợp pin báo yếu mà bạn chưa thể sạc được ngay thì bạn hãy tắt máy và để khoảng 10-15 phút sau đó bật nguồn lên và tắt hết các chức năng có thể tắt máy như chuông, báo rung, để đèn màn hình ở mức đủ nhìn hoặc thấp nhất… như vậy bạn có thể duy trì pin dài hơn cho đến lúc bạn có thể sạc trở lại. Một điều bạn cần chú ý nữa đó là cách bảo vệ pin tránh tối đa các va chạm mạnh hay làm rơi… khi tháo pin bạn cần tắt nguồn đầu tiên..,
Hi vọng những thông tin trên đã có thể giúp bạn yên tâm chăm sóc và sử dụng dế yêu của mình. Nếu bạn kiên trì thực hiện những điều này thì bạn đã biết cách sử dụng và đảm bảo điện thoại của bạn được hoạt động một cách tốt nhất.
7 cách bảo quản điện thoại di động
Điện thoại di động cần phải được sử dụng một cách cẩn thận, bảo quản kỹ càng. Đối với điện thoại rẻ tiền hơn thì lại càng phải bảo quản cẩn thận hơn tại vì nó rất dễ hư hỏng.
Bài viết này sẽ nêu ra 7 cách bảo quản điện thoại di động cần thiết. Nếu bạn không muốn phải chạy tới chạy lui ở các trung tâm thế giới điện thoại để “cứu” chiếc điện thoại của mình
Không sạc pin xuyên đêm
Nhiều người sử dụng điện thoại di động thường có thói quen sạc pin trước khi đi ngủ. Mặc dù điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và khá thuận tiện, tuy nhiên nó lại làm cho tuổi thọ pin điện thoại giảm sút rất nhanh.
Với hầu hết điện thoại hiện nay, thì việc tiếp tục nạp điện sau khi pin đã đầy sẽ khiến pin bị nóng lên, làm giảm thời lượng pin dẫn đến chai pin. Nếu bạn cứ liên tục sạc pin điện thoại qua đêm như một thói quen thì không sớm muộn bạn sẽ phải thay pin cho điện thoại như…”thay áo” mà thôi.
Không vừa sạc vừa sử dụng điện thoại
Nhiều người, đặc biệt là các bạn thích chơi game hoặc lướt Facebook, có thói quen vừa cắm sạc vừa chơi game hoặc vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng v.v. Điều này làm cho tuổi thọ pin hao đi nhanh chóng, pin nhanh bị chai.
Ngoài ra, trong lúc sạc điện thoại sẽ phát ra từ trường mạnh hơn lúc bình thường gây hại cho sức khỏe bạn. Hơn nữa, việc vừa sạc điện thoại vừa sử dụng là …VÔ CÙNG NGUY HIỂM… bởi trong quá trình sạc, điện thoại được kết nối với nguồn điện, nếu không may, nguồn điện rò rỉ bạn sẽ bị điện giật hoặc gây ra cháy nổ.
Tiết kiệm pin điện thoại di đông
Theo một số tài liệu cho biết thì việc sử dụng cho đến khi điện thoại hết sạch pin rồi mới sạc là một điều không nên làm, bởi nó sẽ làm “teo” pin điện thoại hoặc giảm điện thế của điện thoại.
Tuy nhiên một số tài liệu khác lại bảo rằng nên sử dụng cho đến khi điện thoại hết sạch – thật – sạch pin rồi mới sạc sẽ giúp kéo dài tuổi thọ pin. Thật khó để biết nguồn tài liệu nào đúng đúng không nào?
Sử dụng điện thoại dưới trời mưa
Nhiều người đang đi dưới mưa nhưng thấy điện thoại đổ chuông vẫn lôi ra nghe máy dù biết rằng nó có thể khiến điện thoại bị vô nước. Họ chấp nhận bởi cho rằng có những cuộc gọi vô cùng quan trọng, quan trọng hơn cả giá trị chiếc điện thoại. Tuy nhiên, bạn quên mất một điều rằng sử dụng điện thoại dưới trời mưa sẽ gia tăng nguy cơ bạn bị sét đánh lên tới 80 lần. Chưa kể nếu nghe lâu, nước mưa rò rỉ vào bên trong gây chập điện có thể khiến bạn bị điện giật.
Dùng ốp lưng điện thoại
Dùng ốp lưng điện thoại nếu không biết chọn đúng ốp lưng sẽ khiến máy không tỏa nhiệt được, bị nóng lên nhanh gây nguy hiểm cho điện thoại và người sử dụng. Vì thế, trước khi chọn mua ốp lưng để trang trí hay để bảo vệ điện thoại khỏi bị trầy xước, bạn hãy cân nhắc và lựa chọn thật kỹ nhé!
Sử dụng điện thoại liên tục
Thói quen sử dụng điện thoại liên tục (kiểu ôm điện thoại suốt ngày) sẽ khiến điện thoại rất nhanh hỏng. Ngoài việc làm cho điện thoại nhanh hư pin, chai pin, việc sử dụng điện thoại liên tục còn gây hại rất lớn cho mắt và sức khỏe người dùng.
Đừng làm rơi điện thoại
Sử dụng điện thoại không cẩn thận và thường xuyên làm rơi điện thoại sẽ gây hại lớn cho các bo mạch bên trong điện thoại. Gay hỏng màn hình và các linh kiện bên trong của điện thoại. Bạn sẽ phải tốn không ít tiền để mang điện thoại tới các trung tâm sửa chửa điện thoại để khắc phục.
Việc mang điện thoại tới trung tâm sửa chữa điện thoại di động vừa khiến bạn mất tiền, mất thời gian và còn làm “mất zin” chiếc điện thoại của bạn.
Nguồn: http://thegioidienthoai.com.vn/4-cach-ma-dien-thoai-thong-minh-se-cuu-ban-luc-khan-cap-162.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: cách sử dụng điện thoại, dùng điện thoại khi hết pin, mẹo dùng điện thoại