Nguyên tắc phong thủy cơ bản khi thi công xây dựng nhà ở
Ngày nay, thi công xây dựng nhà ở theo phong thủy đang được tất cả gia đình quan tâm. Ngoài việc thiết kế sao cho công năng hợp lý thì thuận theo phong thủy cũng là yếu tố rất quan trọng.
Thi công xây dựng nhà cửa theo phong thủy
Khoa học chứng minh, tác động của phong thủy góp phần không nhỏ ảnh hưởng tới sức khỏe, công dành, tài lộc, hạnh phúc của cuộc sống con người. Vận dụng phong thủy theo một cách có chừng mực, khoa học thì chúng ta sẽ đạt được những điều tốt lành, vận may và ngược lại, lạm dụng thái quá sẽ gây nhiều phiền hà với tâm lý bất an và khó chịu.
Bởi vậy, mặc dù có thể đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về phong thủy nhưng khi bắt đầu thi công xây dựng nhà cửa các gia chủ vẫn thường lúng túng trong việc tiến hành đúng tuần tự các bước theo đúng nguyên tắc phong thủy. Chính vì vậy chúng tôi xin nếu ra mấy điều căn bản nhất để bạn và gia đình có thể tham khảo như sau:
– Xem ngày giờ động thổ và người đứng ra làm nhà có được tuổi xây dựng nhà hay không. Trong trường hợp bắt buộc phải tiến hành thi công xây dựng khi chủ nhà không được tuổi thì có thể mượn tuổi người khác cho phù hợp.
– Xem hướng cửa chính hợp với tuổi của gia chủ. Ví dụ, gia chủ sinh năm 1980, cửa chính có thể quay về các hướng: Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y);
– Xây dựng bếp nấu phải tuân theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”. Nghĩa là đặt tại điểm xấu, quay mặt về một trong bốn hướng tốt của gia chủ. Tránh đặt bếp dưới cầu thang, dưới nhà vệ sinh hay thẳng cửa nhà vệ sinh mở ra và đường nước đi dưới bếp vì hỏa kỵ thủy.
– Tra kích thước của cửa đi, cửa sổ, cửa phòng đúng theo cung tốt của thước Lỗ Ban.
– Số bậc cầu thang có 4 cung Sinh – Lão – Bệnh- Tử, nếu là nhà tầng thì lưu ý tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải là cung “Sinh”.
– Xác định “Trung cung” của ngôi nhà để tránh đặt cầu thang, vệ sinh đúng vào khu vực đó.
– Hướng cấp nước vào phải là bên trái của ngôi nhà, hướng thoát nước ra bên phải (đứng bên trong nhà nhìn ra).
Kiêng kỵ khi thi công xây nhà
Nếu cao thấp không đều, cao đè thấp. Nhà bên trái có thể cao hơn nhà bên phải, tuyệt đối không cho nhà bên phải cao hơn nhà bên trái. Tập tục quy định: tả thanh long hữu bạch hổ, thà rằng để thanh long cao vạn trượng, chứ không cho bạch hổ ngẩng đầu lên. Trong cùng một sân, dù là nhà của mình, cũng không được phòng bên lớn hơn và cao hơn phòng chính, phòng trước không được cao hơn phòng sau, nếu không đầy tớ sẽ khinh chủ.
Trước nhà không được có ngôi nhà đổ nát dù có người ở hay không. Có nhà đổ nát trước cửa khiến người ta mất hướng: Nhà đổ nát có nhiều vi khuẩn; nhà bỏ hoang dễ là nơi của kẻ lang thang trú ngụ; nhà xiêu vẹo dễ đổ sập, trẻ nhỏ chơi trong đó rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhà bỏ hoang khiến người ta sẽ nằm mơ thấy ma quỷ, dễ bị ảo giác.
Cổng nhà ở đối diện với góc nhà người khác, không tốt.
Nếu góc của tường vây (tường rào) nhà người khác chĩa vào cửa nhà mình, thì gọi là “nê tiêm sát”. Nếu góc tường chĩa vào bên trái nhà, thì bất lợi cho đàn ông; nếu góc tường chĩa vào bên phải, thì bất lợi cho đàn bà.
Nhà kiểu chữ bát: mồ côi, nghèo khổ, nhiều tật bệnh.
Thi công xây dựng nhà cửa theo phong thủy
Nhà kiểu chữ hỏa: bế kinh.
Nhà kiểu cái quạt: vất vả, lênh đênh.
Quá giang nhỏ cột to, cột bé tí: thường bị người áp đảo.
Điệp đống (hai thượng lương chồng lên nhau) mà không có chái, nhà đổ bị ôn dịch.
Nhà to không lưu gió, tan nát, người không có.
Nhìn từ xa, nhà như ở dưới hồ, cô quả (góa vợ góa chồng), nhân khẩu hiếm.
Nhà trước cao nhà sau thấp, hại con, xung khắc vợ.
Nhà sau cao, nhà trước thấp, già trẻ đều mê muội.
Giữa cao, trước sau thấp, vợ chồng không hòa thuận.
Giữa cao, trái phải thấp, hay bị chuyện thị phi.
Chân tường rơi lả tả, sa sút và tai họa.
Mặt bằng diện tích trước hẹp sau rộng thì cả phú lẫn quý.
Mặt bằng diện tích trước rộng sau hẹp, của cải ít.
Mặt bằng diện tích hình tam giác, không người lẫn của.
Bốn góc mặt bằng đều có khiếm khuyết, tuyệt đối không được ở.
Nhà quá to, nhân khẩu quá ít, không tốt. Nhà quá nhỏ, nhân khẩu quá đông, không tốt. Nhà ở của các con không được làm trong sân nhà cha mẹ.
Nếu ghép hai nhà làm một thì không được nối liền mái hiên.
Mặt tiền rộng hơn chiều dài, không tốt.
Số phòng trong nhà, bao gồm phòng ngủ, phòng khách, bếp, nhà tắm, nhà xí v.v… có liên quan đến lành dữ. Một phòng là cát. Hai phòng không can hệ gì. Ba phòng là hung. Bốn phòng, hung. Năm phòng, cát. Sáu phòng, cát . Bảy phòng, cát. Tám phòng, hung. Chín phòng, cát.
Số lượng cũng chỉ được là số lẻ, tránh số chẵn.
Nhà ở nên dùng gỗ thuộc dương, như tùng, san, mai; không được dùng gỗ thuộc âm, như lật, nam, hòe.
Từ bên ngoài mà có thể trông thấy cột cái thì sẽ có đứa con bất hiếu.
Nhà thi công xây dựng xong, ngoại hình không được như chữ sơn hoặc chữ đột. Nhà như vậy không đẹp, cũng không an toàn.
>> Nhà đẹp
Cách chọn đèn chiếu sáng theo khoa học phong thủy
Về cơ bản, việc chọn đèn vừa phục vụ nhu cầu sử dụng, trang trí lại hàm chứa nhiều yếu tố phong thuỷ như kích hoạt năng lượng, trấn trạch… mang đến không gian các yếu tố hỗ trợ trong tâm lý.
Việc tài liệu phong thuỷ xưa ít đề cập đến hệ thống chiếu sáng như phong thuỷ hiện đại thì cũng dễ hiểu, bởi tiến bộ kỹ thuật ngày nay mở ra nhiều khả năng chọn lựa chiếu sáng phong phú hơn thời chỉ có thắp nến hay đèn dầu leo lét. Nhưng dù là xưa hay nay thì chọn đèn cũng có những nguyên tắc cơ bản sau:
Chọn đèn chiếu sáng hay trang trí trong nhà cũng cần có nguyên tắc để tạo nên khoa học phong thủy tốt.
1. Chọn theo hướng giao tiếp
Tuỳ theo đối nội hay đối ngoại mà sử dụng đèn tương ứng. Ví dụ sảnh đón khách hướng trước nhà thì tính dương cao, cần chọn những loại đèn rực rỡ hơn là sảnh phụ, lối đi phía sau nhà. Hoặc hệ thống đèn phòng khách cần nhiều tầng bậc khác nhau, có thể thêm đèn chùm để gia tăng tính nổi bật khi tập trung đông người. Trong khi phòng sinh hoạt nội bộ thì ít đèn hơn, kiểu đèn tĩnh tại hơn, ánh sáng phân tán và dịu nhẹ hơn.
2. Chọn theo hướng phương vị
Phương vị là hướng tính toán để bố trí đèn so với chủ thể xem xét. Ví dụ trong phòng ngủ thì vị trí nằm trên giường là chủ thể chính, các vùng chung quanh trái – phải – trước – sau, trên đầu dưới chân là các phương vị tương ứng với đặc thù gia chủ và nhu cầu sử dụng.
Phương vị của một căn phòng là yếu tố quan trọng để lựa chọn loại đèn chiếu sáng hoặc trang trí phù hợp.
Từ phương vị so với chủ thể xem xét sẽ đi đến quyết định loại đèn và kiểu chiếu sáng, cụ thể là vùng hai bên trái phải sẽ dùng đèn bàn điều chỉnh cường độ sáng, hoặc đèn treo thả xuống ra sao.
Vùng tường trên đầu giường chỉ dùng đèn hắt nhẹ nhàng, tránh dùng đèn rọi gay gắt, còn các vùng xa giường có thể dùng đèn đứng hay đèn áp tường để tạo điểm kích hoạt khí, tóm lại là không thể “rải đèn” tràn lan, đều đặn mà không chú ý đến phương vị xoay quanh sinh hoạt của chủ thể.
3. Chọn theo bối cảnh sử dụng
Khác với đèn chiếu sáng cơ bản, đèn trang trí thường được mua sau khi đã hoàn thành xây dựng để gia chủ có thể phối hợp với các thành phần trang trí khác như tranh ảnh, rèm cửa, bàn ghế…
Không nên chọn loại đèn quá cầu kỳ, nhiều góc cạnh là điểm xung sát không tốt. Ánh sáng đèn điều chỉnh cân bằng, không gây chói mắt khi bước vào phòng.
Nếu ngôi nhà không phải là lâu đài cung điện, cần tránh những loại đèn quá cầu kỳ, nhiều góc cạnh hay mũi nhọn, vừa dễ bám bụi vừa là điểm xung sát không tốt. Khi bước vào một căn phòng đầy đủ ánh sáng mà không ngọn đèn nào chói mắt gây khó chịu thì có nghĩa là ánh sáng phòng đó đã được kiểm soát vừa phải.
4. Chọn đèn theo ngũ hành
Ánh sáng theo các sắc của ngũ hành cũng cần tương sinh hài hoà với không gian và gia chủ, ví dụ phòng ngủ vốn thuộc mộc nên dùng ánh sáng vàng nhẹ (thổ ) có thể điểm thêm ánh xanh (thuỷ), phòng làm việc nên lấy ánh sáng trắng (kim) làm chủ đạo, có bổ sung ánh sáng vàng (thổ) để tương sinh.
Gia chủ mạng hoả sẽ hợp hơn với ánh sáng xanh lá cây, vàng và cam, với kiểu đèn có nhiều góc nhọn, hình chóp hoặc hình ống. Trong khi người mạng thuỷ theo nguyên tắc ngũ hành sẽ thiên về ánh sáng trắng và xanh biển, kiểu đèn có uốn lượn mềm mại hoặc đèn tròn trịa (kim sinh thuỷ). Dĩ nhiên không thể áp đặt nếu gia chủ không thích, nhưng thông thường các nguyên tắc ngũ hành khá phong phú và không ít thì nhiều sẽ tương hợp với đặc tính gia chủ và không gian cụ thể.
Cách chọn ánh sáng đèn tốt nhất là dựa vào mạng của gia chủ, đảm bảo sự tương hài hòa giữa không gian và gia chủ.
Tóm lại, chọn đèn về cơ bản là chọn những thiết bị vừa trang trí vừa phục vụ nhu cầu sử dụng, lại hàm chứa nhiều yếu tố phong thuỷ như kích hoạt năng lượng, trấn trạch… mang đến không gian các yếu tố hỗ trợ trong tâm lý. Phong thuỷ có câu “hình nào thì khí ấy, khí nào thì lý ấy” chính là triết lý chọn lựa biết cân nhắc giữa các nhu cầu và ham muốn, không để hình bên ngoài át khí bên trong, không để sự rực rỡ thu hút của kiểu dáng làm quên đi vai trò tăng cát giảm hung của đèn.
Bắp cải khoa học phong thủy mang tài lộc vào nhà
Bắp cải khoa học phong thủy còn được gọi là “rau khoa học phong thủy” có tác dụng “chiêu” tài lộc và may mắn cho mọi thành viên trong gia đình.
Trong khoa học phong thủy, bắp cải được ví như chiếc túi dùng để chứa tiền tài, “của cải”. Và khi tiền đã vào chiếc túi này thì sẽ sinh sôi nảy nở “cuồn cuộn” không ngừng. Bắp cải giúp mang lại may mắn, thu hút tài lộc rất hiệu quả nên thường được đặt ở vị trí trang trọng, tốt nhất nên chọn vị trí thuộc cung tài lộc của gia chủ.
Theo khoa học phong thủy, các loại đá quý, ngọc thường hội tụ 5 đức tính cơ bản của con người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín… Vì thế, bắp cải khoa học phong thủy thường được làm từ các loại đá quý, ngọc sẽ kích hoạt được nhanh và nhiều vận may đến cho gia đình.
Ngoài cung tài lộc của gia đình, bạn có thể đặt bắp cải khoa học phong thủy trên bàn trà trong phòng khách hoặc bàn ăn trong phòng ăn cũng có thể tụ khí tốt cho gia đình. Có rất nhiều kiểu dáng bắp cải như: bắp cải đội thiềm thừ, bắt cải đội tỳ hưu, bắp cải đội rùa vàng… giúp nhân đôi vận may và tài lộc.
Nguồn: http://thicongxaydungnha.com/nguyen-tac-phong-thuy-co-ban-khi-thi-cong-xay-dung-nha-o-120.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: phong thủy làm nhà, phong thủy nhà cửa, phong thủy xây nhà, phong thủy nhà ở, thuật phong thuỷ, tư vấn phong thủy